Cách Giảm Axit Trong Dạ Dày

Uống gì để giảm axit dạ dày an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe và chế độ sinh hoạt hằng ngày? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể bị dư axit dạ dày?

Khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa axit clohydric để trung hòa và tiêu hóa thức ăn. Ngoài tác dụng hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất glucid và chất protein thành các chất đơn giản hơn để cơ thể hấp thụ dễ dàng.

Bạn đang xem: Cách Giảm Axit Trong Dạ Dày

*

Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm như phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Lâu dần axit sẽ làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày…

Không chỉ vậy, thừa axit dạ dày còn gây ăn mòn cơ thể, khiến cơ thể mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh gan mật…

Các loại thức uống làm giảm axit dạ dày

Nước kiềm ion

Đặc điểm nổi bật của nước kiềm ion là giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp bổ sung tính kiềm, chất khoáng tốt nhất cho cơ thể. 

 Nước ion kiềm với độ pH 8.5 – 9.5 giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, giảm tình trạng axit cao trong dạ dày.

*

Bác sĩ Vũ Đức Chung – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội cho biết cách tốt nhất chính là trung hòa lượng axit dư thừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống: ăn các loại thực phẩm giàu tính kiềm, nước uống có tính kiềm tự nhiên như nước ion kiềm…

Sinh tố chuối

Chuối có tính kiềm nên sẽ đem lại hiệu quả trong việc trung hòa axit trong dạ dày. Ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị trào ngược axit hiệu quả.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc là một trong những loại trà giàu chất kiềm, có khả năng chống lại axit dạ dày, làm dịu đường ruột và giảm sản sinh axit. 

*

Trà gừng

Gừng là một gia vị tuyệt vời giúp chống lại axit dạ dày nhờ có các thành phần kháng viêm. Đồng thời có khả năng cải thiện các vấn đề tiêu hóa và điều trị axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.

Sinh tố rau xanh

Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cải thìa, rau xà lách và bí đao rất giàu chất kiềm, lại giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể.

*

Uống một cốc sinh tố rau xanh không chỉ bổ sung các chất chống oxy hóa và dưỡng chất mà còn giảm axit dạ dày nhanh chóng.

Nước mật ong

Mật ong chứa hàm lượng cao vitamin C, E và các khoáng chất canxi, kẽm, kali có tác dụng cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm sản xuất axit và ngăn ngừa những tác hại do thừa axit dạ dày.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chế Biến Phô Mai Cho Bé Tăng Hấp Thu, Cháo Phô Mai Cho Bé Ăn Dặm

Cách giảm axit dạ dày bằng mật ong hữu hiệu nhất là bạn nên uống 1 thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút.

Ngoài việc uống trực tiếp, bạn có thể pha 2 thìa mật ong vào ly nước ấm hoặc trà hoa cúc, uống đều đặn mỗi ngày.

Nước mật ong và nghệ

Mật ong kết hợp với nghệ mang lại công dụng giảm viêm, giảm đau, cân bằng nồng độ axit dạ dày nhờ lượng vitamin và các chất dinh dưỡng dồi dào. Nhiều người truyền tai nhau bài thuốc giã nghệ lấy nước pha với mật ong để làm giảm lượng pH dịch vị trong dạ dày. 

*

Giấm táo

Mặc dù táo có tính axit, nhưng thành phần của nó lại chứa các axit và enzyme lành mạnh giúp trung hòa axit dạ dày, cân bằng độ pH của cơ thể. 

 Baking soda

Baking soda có khả năng trung hòa axit dạ dày tốt, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh và hiệu quả hơn.

Bạn có thể pha loãng baking soda với nước ấm uống mỗi ngày để làm giảm axit dạ dày hoặc sử dụng baking soda như một nguyên liệu chế biến.

*

Một số lưu ý cho người dư axit dạ dày

Bên cạnh việc sử dụng đều đặn các loại thức uống nêu trên, người bệnh cũng cần:

– Bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm như bơ, tỏi, ớt chuông, rau họ cải, cần tây, măng tây, rong biển, xoài, chanh, dưa leo, rau mùi, đu đủ, dưa hấu…

– Rèn luyện sức khỏe hằng ngày, tập chơi thể thao hoặc các bài tập nhẹ nhàng 

– Sinh hoạt điều độ, khoa học, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya. Vì thức khuya khiến cơ thể tiêu hao năng lượng, dạ dày không được nghỉ ngơi. Nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên thì nguy cơ dạ dày bị quá tải dẫn tới việc tiết acid dịch vị quá nhiều.